Sau Chiến tranh Triều Tiên Thống_nhất_Triều_Tiên

Mặc dù hiện nay là các thực thể chính trị riêng biệt, các chính phủ Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc đã tuyên bố sự phục hồi cuối cùng của bán đảo Triều Tiên dưới một nhà nước duy nhất là mục tiêu của cả hai. Sau "cú sốc Nixon" vào năm 1971 dẫn đến những chuyển biến quan trọng trong bang giao giữa Hoa KỳTrung Quốc, các chính phủ của hai miền Triều Tiên đã ra Tuyên bố chung Bắc-Nam ngày 4 tháng 7 năm 1972 rằng một đại diện của mỗi chính phủ đã bí mật đến thăm thành phố thủ đô của phía bên kia và cả hai bên đã đồng ý với một tuyên bố chung giữa 2 miền của đất nước, phác thảo các bước sẽ thực hiện để đạt đến thống nhất trong hòa bình của dân tộc Triều Tiên:

  1. Việc thống nhất sẽ đạt được thông qua những nỗ lực độc lập của hai miền Triều Tiên mà không bị áp đặt bởi sự can thiệp của bên ngoài.
  2. Việc thống nhất sẽ đạt được thông qua các phương tiện hòa bình, và không thông qua việc sử dụng vũ lực chống lại nhau.
  3. Là một dân tộc đồng nhất, một sự thống nhất vĩ đại sẽ được đặt lên trên tất cả, vượt qua mọi khác biệt về tư tưởng, lý tưởng và chế độ.
  4. Để giảm bớt căng thẳng, và nuôi dưỡng bầu không khí tin cậy lẫn nhau giữa miền Nam và miền Bắc, hai bên đồng ý không vu khống hoặc phỉ báng lẫn nhau, không tiến hành khiêu khích vũ trang dù trên quy mô lớn hay nhỏ, và các biện pháp tích cực để ngăn chặn sự cố quân sự vô ý.
  5. Hai bên, để khôi phục lại quan hệ quốc gia bị cắt đứt, thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, và tiến hành thống nhất hòa bình độc lập, đồng ý thực hiện các trao đổi khác nhau trong nhiều lĩnh vực.
  6. Hai bên đồng ý hợp tác tích cực với nhau để tìm kiếm sự thành công sớm của các cuộc đàm phán Chữ thập đỏ Bắc – Nam, đang được tiến hành với những kỳ vọng nhiệt thành của toàn dân.
  7. Hai bên, để ngăn chặn sự bùng nổ của các sự cố quân sự bất ngờ và giải quyết trực tiếp, kịp thời và chính xác với các vấn đề phát sinh giữa miền Bắc và miền Nam, đồng ý lắp đặt đường dây điện thoại trực tiếp giữa SeoulBình Nhưỡng.
  8. Hai bên, để thực hiện các mục đã thống nhất nói trên, để giải quyết các vấn đề tồn tại giữa miền Bắc và miền Nam, và giải quyết vấn đề thống nhất trên cơ sở các nguyên tắc thống nhất thống nhất Tổ quốc, đồng ý thành lập và điều hành một Ủy ban điều phối Bắc-Nam đồng chủ tọa bởi Lee Hu-rak (đại diện miền Nam) và Kim Yong-ju (đại diện miền Bắc).
  9. Hai bên kiên quyết thuyết phục rằng các mục đã đồng ý nói trên tương ứng với nguyện vọng chung của toàn thể nhân dân, những người đang sốt ruột trông mong sự thống nhất Tổ quốc, long trọng cam kết sẽ bảo đảm trước toàn thể nhân dân hai miền Triều Tiên rằng họ sẽ thực hiện một cách trung thực từng mục đã thỏa thuận ở trên.[11]

Tuy nhiên, Ủy ban điều phối Bắc-Nam đã bị giải tán vào năm sau sau khi không có tiến triển nào trong việc thực thi thỏa thuận. Vào tháng 1 năm 1989, người sáng lập Hyundai, Jung Ju-young, đã đi thăm Triều Tiên và xúc tiến du lịch ở núi Kumgang. Sau mười hai năm gián đoạn, các thủ tướng của hai miền Triều Tiên đã gặp nhau tại Seoul vào tháng 9 năm 1990 để tham gia vào cuộc họp Hội nghị thượng đỉnh Liên Triều hay Đối thoại cấp cao. Trong tháng 12, hai nước đã đạt được thỏa thuận về các vấn đề hòa giải Bắc – Nam trong "Hiệp định hòa giải, không xâm phạm, hợp tác và trao đổi giữa miền Bắc và miền Nam," tuy nhiên các thỏa thuận lại một lần nữa thất bại sau khi kiểm tra các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên. Năm 1994, sau chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter đến Bình Nhưỡng, các nhà lãnh đạo của hai miền Triều Tiên đồng ý gặp nhau, nhưng cuộc họp đã bị đình chỉ sau sự kiện Kim Nhật Thành qua đời tháng 7 năm đó và phải hoãn lại tới tận năm 2000 trong nhiệm kỳ lãnh đạo mới của 2 miền.[12]

Vào tháng 6 năm 2000, Triều Tiên và Hàn Quốc đã ký Tuyên bố chung Bắc-Nam ngày 15 tháng 6, trong đó cả hai bên hứa sẽ tìm kiếm một sự thống nhất hòa bình:[13]

  1. Miền Bắc và miền Nam đồng ý giải quyết vấn đề thống nhất đất nước một cách tự chủ sau những nỗ lực phối hợp của hai miền.
  2. Miền Bắc và miền Nam, thừa nhận rằng cơ chế Liên bang cấp thấp được miền Bắc đề xướng và cơ chế chính phủ Liên hợp của miền Nam để thống nhất đất nước có sự tương đồng, đồng ý làm việc cùng nhau để thống nhất theo hướng này trong tương lai.
  3. Miền Bắc và miền Nam đồng ý giải quyết các vấn đề nhân đạo càng sớm càng tốt, bao gồm cả tổ chức thăm viếng qua lại giữa các gia đình và họ hàng bị ly tán và vấn đề tù nhân dài hạn không cải tạo, nhân ngày kỷ niệm 15 tháng 8 cùng năm.
  4. Miền Bắc và miền Nam đồng ý thúc đẩy sự phát triển cân bằng của nền kinh tế quốc gia thông qua hợp tác kinh tế và xây dựng niềm tin lẫn nhau bằng cách khởi động hợp tác và trao đổi trong mọi lĩnh vực, xã hội, văn hóa, thể thao, y tế công cộng, môi trường, v.v...
  5. Miền Bắc và miền Nam đồng ý tổ chức một cuộc đối thoại giữa các quan chức có thẩm quyền càng sớm càng tốt để nhanh chóng đưa các điểm được thoả thuận nêu trên vào thực tiễn.

Một đội vận động viên dưới cờ Triều Tiên thống nhất đã tham dự lễ khai mạc của các Thế vận hội 2000, 20042006, nhưng đội tuyển quốc gia Triều Tiên và Hàn Quốc thi đấu riêng biệt. Đã có kế hoạch cho một đội tuyển thực sự thống nhất tại Thế vận hội mùa hè 2008, nhưng hai nước không thể đồng thuận về các chi tiết để thực hiện nó. Trong Giải vô địch quần vợt thế giới 1991 tại Chiba, Nhật Bản, hai quốc gia đã thành lập một đội thống nhất. Đội tuyển nữ Triều Tiên Thống nhất môn khúc côn cầu băng tham gia thi đấu dưới một mã quốc gia IOC riêng biệt (COR) trong Thế vận hội Mùa đông 2018.[14] Tổng thống Moon Jea-in nói rằng đất nước sẽ cố gắng tái thống nhất hòa bình vào năm 2045, tròn 100 năm nước Triều Tiên được giải phóng khỏi Thực dân Nhật; Phe cánh tả ủng hộ giải pháp liên bang, bang liên hoặc 1 quốc gia-2 chế độ trong khi phe cánh hữu ủng hộ việc làm sáp nhập miền Bắc vào miền Nam để mở rộng chủ quyền quốc gia họ của chính quyền Seoul giống như Đức và Yemen. 2 Chính phủ đang nỗ lực làm tái thống nhất.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thống_nhất_Triều_Tiên http://www.korean-books.com.kp/en/packages/xnps/do... http://www.naenara.com.kp/en/one/nation.php?1+join... http://english.yonhapnews.co.kr/news/2018/01/20/02... http://www.unikorea.go.kr/eng_unikorea/ http://www.dtic.mil/dtic/tr/fulltext/u2/a414127.pd... https://www.aljazeera.com/indepth/opinion/great-as... https://www.dw.com/en/majority-of-south-koreans-fa... https://www.newsweek.com/north-south-korea-militar... https://www.reuters.com/article/us-northkorea-sout... https://www.theguardian.com/world/2019/aug/15/kore...